Connect with us

Việt Nam: Thị trường hàng tiêu dùng nhanh đang chững lại

Tin trong nước

Việt Nam: Thị trường hàng tiêu dùng nhanh đang chững lại

Theo bảng xếp hạng chi số phát triển của thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2010, Việt Nam xếp hạng thứ 14 rớt 8 bậc so với năm 2009.

Tại buổi hội thảo “Chuyển biến thị trường bán lẻ – Cơ hội cho doanh nghiệp Việt” các đại biểu đều có chung nhận xét về tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát cao 2011, thị trường hàng tiêu dùng nhanh có dấu hiệu chững lại.

Theo báo cáo của AC Nielsen, thị trường tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố lớn của Việt Nam quý I/2011 thấp hơn cùng kỳ 2010 rất nhiều.

Tăng trưởng chung FMCG quý I/2010 đạt 23% trong khi quý I/2011 chỉ đạt 17%.

Theo bảng xếp hạng chỉ số phát triển của thị trường bán lẻ toàn cầu năm 2010, Việt Nam xếp hạng thứ 14 rớt 8 bậc so với năm 2009.

Bà Mai Khuê Anh, TGD Hapro,  cho biết khó khăn với các doanh nghiệp khi muốn đưa hàng vào hệ thống siêu thị chính là giá thuê mặt bằng cao. Mức giá thuê trung bình từ 15-20 USD/m2 nên hàng hóa chịu cạnh tranh về giá rất khốc liệt.

Cuối năm 2010, Hapro đã triển khai chuỗi cửa hàng bán lẻ rau an toàn tại 30 điểm trên khắp Hà Nội. Thời gian đầu gặp nhiều khó khăn do thói quen mua sắm của người dân là vào buổi sáng sớm, hay tiện mua trên đường đi làm về. Nhiều cửa hàng kinh doanh thua lỗ.

Bên cạnh đó chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn nên giá cũng cao hơn rau bầy bán ngoài chợ. Người dân chưa có thói quen sử dụng sản phẩm an toàn nên cuối ngày nhiều cửa hàng tồn đọng nhiều rau.

Bà Khuê Anh cho rằng: “Đến bây giờ thì cung cấp rau mới thực sự  là kinh doanh cao cấp vì chi phí sản xuất cao, ít người sử dụng”

Để giải quyết khó khăn Hapro phân phối rau an toàn đến những địa chỉ xác định như bếp ăn trường học, cơ quan..Từ đó tạo thói quen sử dụng sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chia sẻ cách thức thiết lập kênh phân phối, ông Lê Linh, GD Pepsi Co Miền Bắc, cho rằng điều quan trọng các công ty cần lựa chọn được người phù hợp với chiến lược và có thường xuyên thay đổi cách phân phối.

Các công ty nước giải khát đã có một cuộc chạy đua mở rộng phân phối dưới nhiều hình thức từ xe đẩy, xe máy, ô tô thậm chí ghe bầu tại đồng bằng sông Cửu Long.

Từ việc mở rộng phân phối dưới nhiều phương thức, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tạo ra đột biến trong doanh thu dẫn đến nâng cao được sức mạnh công ty. Đây là nền tảng để đột phá trong kinh doanh.

Mặc dù khó khăn nhưng thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn hấp dẫn được nhiều doanh nghiệp nước ngoài, theo bà Khuê Anh thực tế do thị trường của chúng ta quá sơ khai, nên nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp này tham gia.

“Việc tham gia của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cạnh trang là cần thiết và các doanh nghiệp nên cố gắng tồn tại và phát triển. Không nên coi đó là khó khăn để lùi bước”- bà Khuê Anh kết luận.

Theo Caféf 

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twenty − 15 =

To Top