Connect with us

Đo lường năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp

DNA Viết

Đo lường năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp

Chúng ta đều biết rằng năng lực cạnh tranh là những ưu thế mà qua đó giúp doanh nghiệp có thể vận hành vượt trội so với đối thủ cạnh tranh của mình. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu năng lực cạnh tranh này có thể đo lường được không? Nếu đo lường được thì bằng cách nào?

Xét về khía cạnh lợi thế cạnh tranh thì có nhiều tiêu chí có thể đo lường. Theo quan điểm truyền thống thì các tiêu chí này thuộc về marketing hoặc tài chính như:

– Tốc độ tăng trưởng (doanh số) cao hơn so với đối thủ cạnh tranh và mặt bằng chung của ngành.

– Lợi nhuận thuần cao hơn so với trung bình ngành hay các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

– Tỉ lệ hoàn vốn (ROI) cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

– Thị phần cao (hay dẫn đầu) – được tính bằng giá trị hay số lượng. Các công ty dẫn đầu thường có mức doanh thu và thị phần cao.

– Sức mạnh thương hiệu – được đo lường bằng độ nhận biết cũng như độ trung thành thương hiệu.

– Xây dựng được lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) – giúp khách hàng cảm nhận được sự khác biệt của sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. 

– Sở hữu hoặc kiểm soát được kênh phân phối.

Trên đây là các tiêu chí đo lường về mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đo lường rất dễ dàng thực hiện khi các số liệu về thị phần, doanh số lợi nhuận đều có trong các bảng nghiên cứu thị trường hay các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp hay thương hiệu đang gia tăng thị phần hay có tỉ lệ lợi nhuận cao hơn các công ty hay thương hiệu khác trong ngành thì điều này cũng đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh sẽ cao hơn. Ngược lại, khi thị phần giảm sút hay lợi nhuận suy giảm thì sẽ giảm năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp đó. 

Ngoài các tiêu chí đo lường theo cách truyền thông trên thì doanh nghiệp nên quan tâm đến một số tiêu chí khác nhau tùy theo lĩnh vực kinh doanh của mình. Đôi khi các tiêu chí này rất khó đo lường nhưng lại có một ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá doanh nghiệp.

Chẳng hạn, công ty có năng lực cạnh tranh cao thì có thể có các ưu thế sau so với công ty cùng ngành khác như:

– Chất lượng sản phẩm tốt hơn – đáng tin cậy, tính năng sản phẩm vượt trội, vận hành tốt hơn…

– Dịch vụ khách hàng tốt hơn – dịch vụ hỗ trợ bán hàng, cách xử lý sự cố hay than phiền từ khách hàng…

– Tỉ lệ khách hàng trung thành cao hơn – khách hàng trung thành thường là người mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp. 

– Giá thành cạnh tranh hơn – chi phí sản xuất sản phẩm thấp hơn các công ty cùng ngành. 

– Tiến trình ra các quyết định kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả hơn – giúp doanh nghiệp có thể phản ứng tốt sự thay đổi của thị trường. 

– Nhân viên nhiệt huyết và trung thành – điều này sẽ dẫn đến việc năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ sẽ tốt hơn.

 

DNA Branding – www.dna.com.vn 

www.facebook.com/dnabrandingvietnam

Tham khảo một số nguồn khác nhau

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

five + 12 =

To Top