Connect with us

Đặt tên tiếng Việt cho doanh nghiệp nước ngoài

Tin trong nước

Đặt tên tiếng Việt cho doanh nghiệp nước ngoài

Theo Luật doanh nghiệp 2005, tên doanh nghiệp phải đặt bằng tiếng Việt, bao gồm cả tên của doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp nước ngoài cần cân nhắc để tránh rắc rối phát sinh.

Trên thực tế, thì khi khai sinh doanh nghiệp có đến 3 tên: tên bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt (được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài).

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch ra từ tên tiếng Việt, cho nên việc chọn tên tiếng Việt là rất quan trọng.

Trước hết, ta cần lưu ý là tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố: loại hình và tên riêng của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp bao gồm 4 loại: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp doanh và doanh nghiệp tư nhân.

Ngoài ra thì tên riêng có thể có thêm ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề kinh doanh đó hoặc thực hiện đầu tư theo hình thức đó.

Ví dụ: “Công ty cổ phần thực phẩm Orange Vina”, thì “Công ty cổ phần” là loại hình, “thực phẩm Orange Vina” là tên riêng, trong đó “thực phẩm” là tên ngành, nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng kí. Nhưng mà vấn đề đặt ra ở đây là “Orange Vina” được xem là tiếng Việt hay tiếng Anh?

Theo quy định của văn bản hướng dẫn Luật doanh nghiệp năm 2005 thì tên bằng tiếng Việt là tên được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt có thêm F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, đồng thời phải phát âm được.

Điều đó có nghĩa là ngoài 26 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh, doanh nghiệp nước ngoài còn được sử dụng thêm các chữ cái: Ă, Â, Đ, Ê, Ơ, Ô, Ư là các chữ cái riêng biệt trong tiếng Việt. Như vậy thì từ “Orange Vina” ở đây được hiểu là 10 chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt ghép lại chứ không được hiểu là từ tiếng Anh.

Cũng cần phải lưu ý thêm rằng, doanh nghiệp có quyền đề nghị tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp, nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối. Tuy nhiên, phải nêu rõ lí do và quyết định đó là quyết định cuối cùng.

Ví dụ: “Công ty cổ phần cung cấp dịch vụ Sung Sướng”, trường hợp nếu cơ quan đăng kí cảm thấy tên doanh nghiệp này mang tính nhạy cảm và liệt nó vào tên vi phạm thuần phong mỹ tục, thì cơ quan đăng ký có quyền từ chối, và đó là quyết định cuối cùng, doanh nghiệp cần phải thay đổi tên.

Theo DNSG

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

twelve + one =

To Top