Connect with us

5 sai lầm thường gặp trong marketing

DNA Viết

5 sai lầm thường gặp trong marketing

Một chương trình marketing hiệu quả đòi hỏi thời gian tìm hiểu và lên hoạch định rõ ràng. Tuy nhiên, không ít công ty thừa nhận kế hoạch marketing của họ không mong lại kết quả như mong muốn, dù đã thử nhiều chiến thuật khác nhau. 

Trong khi một số phương pháp chỉ phù hợp cho những ngành nghề, đối tượng khách hàng hoặc tình huống kinh doanh cụ thể, cũng có nhiều trường hợp sai sót xuất phát từ chính người hoạch định. Dưới đây là những thiếu sót các nhà tiếp thị thường gặp.

1. Không có khái niệm nào về khách hàng mục tiêu

Nhiều nhà tiếp thị hiểu rõ mồn một từng chi tiết về sản phẩm của mình nhưng lại không tài nào xác định được đối tượng thực sự cần đến sản phẩm là ai cũng như cách họ sẽ sử dụng sản phẩm trên thực tế ra sao. Tệ hơn nữa, lại có những người làm tiếp thị cho rằng việc thấu hiểu khách hàng mục tiêu không phải là điều quan trọng nhất vì sản phẩm họ tung ra đã là quá tuyệt đến nỗi ai cũng muốn mua cả!

2. Không dành thời gian lắng nghe khách hàng mục tiêu

Ngay cả khi nhà tiếp thị có thể định nghĩa rõ ràng về khách hàng mục tiêu, họ thường dành rất ít thời gian để thực sự lắng nghe ý kiến khách hàng. Họ có trong tay rất nhiều số liệu về nghiên cứu thị trường, thống kê, v.v. và nghĩ rằng như thế đã đủ, cần gì phải ngồi xuống và lắng nghe. Dĩ nhiên, điều này khiến cho các thông điệp tiếp thị họ đưa ra không “ăn nhập” gì với tâm lý khách hàng.

3. Không biết khách hàng của khách hàng muốn gì

Điều này thường gặp với các công ty B2B khi họ cố tìm cách sao cho sản phẩm của mình thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mà quên mất rằng khách hàng của khách hàng cũng quan trọng không kém. Sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó hữu ích cho người dùng cuối. 

4. Không soạn được tuyên ngôn giá trị có ý nghĩa

Một vấn đề khác các nhà tiếp thị thường gặp là khả năng soạn một tuyên ngôn giá trị có ý nghĩa với khách hàng và người dùng cuối. Để làm được điều này, họ cần thấu hiểu cơ chế kinh doanh bao gồm cả chuỗi phân phối, điều mà không phải nhà tiếp thị nào cũng nắm vững.

5. Không có khả năng diễn đạt tuyên ngôn giá trị trong vòng 25 từ

Ngay khi có được một ý niệm về tuyên ngôn giá trị, nhiều người làm tiếp thị thường sa đà vào cách dùng từ ngữ dài dòng, mông lung và khó hiểu, đặc biệt khi tuyên ngôn này được duyệt bởi nhiều người. Viết được một thông điệp ngắn gọn, súc tích là một nhiệm vụ đặc biệt khó mà chỉ cần một người thật sự giỏi để thực hiện. Đây là một kỹ năng hiếm người có được, và chính vì thế, chúng ta sẽ bắt gặp không ít những tuyên ngôn giá trị quá dài dòng, ngay cả trong một số công ty tầm cỡ. 

Thế nhưng, đừng vội nổi giận với đội ngũ tiếp thị vốn đã cố gắng hết sức trong công việc khó khăn này. Giải pháp đúng đắn là hãy cho họ thời gian để tìm hiểu và lắng nghe khách hàng đến khi họ đã hoàn toàn hiểu được những gì khách hàng cần. Khi đó, bạn có thể giao việc viết lách này cho một chuyên gia thật sự, và cố gắng tránh để quá nhiều người dính vào việc viết, biên tập cũng như duyệt thông điệp này. 

 

DNA Branding – www.dna.com.vn

www.facebook.com/dnabrandingvietnam

Tham khảo bài viết của Beofrey James


Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

13 + eighteen =

To Top