Connect with us

3 chiến lược thương hiệu làm tăng giá trị doanh nghiệp

DNA Viết

3 chiến lược thương hiệu làm tăng giá trị doanh nghiệp

Bạn hiểu gì về 'thương hiệu'? Mọi người thường sử dụng nhầm lẫn khái niệm "thương hiệu" với tên công ty. Một "thương hiệu" thực ra bao gồm nhiều hơn như thế..

Thương hiệu là cái phán ánh được tất cả mọi thứ về một công ty và trải nghiệm dịch vụ hay sản phẩm mà người tiêu dùng sẽ mua từ công ty đó.

Ví dụ, Coca Cola sử dụng câu “Have a Coke and a smile” (tạm dịch: Hãy uống Coke và mỉm cười), vì vậy bất cứ khi nào bạn nghĩ về thương hiệu nước giải khát này, bạn sẽ nghĩ về hạnh phúc.

Tương tự, khi bạn nghĩ về Nike, bạn nghĩ về sức mạnh và chủ nghĩa anh hùng. Một lần nữa, khi bạn nghĩ về iPhone, bạn sẽ nghĩ đến một trải nghiệm kỹ thuật số tuyệt vời.

Vì vậy, một chiến lược thương hiệu mạnh là điều bạn cần để tạo ra nhận diện thương hiệu mạnh.

Nhận diện thương hiệu là cách mà công ty thể hiện mình cho khách hàng; trong khi đó chiến lược thương hiệu là những nỗ lực liên tục để phát triển một thương hiệu thành công nhằm giúp công ty đạt được các mục tiêu cụ thể.

Tại sao có được nhận diện thương hiệu mạnh là quan trọng với doanh nghiệp?

Thương hiệu mạnh không được xây dựng chỉ trong một ngày. Để xây dựng một thương hiệu khiến khách hàng sẵn sàng gắn kết đòi hỏi rất nhiều công sức và tâm tư. Tạo ra một hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty, như là:

• Nó làm tăng tài sản nhận thấy của thương hiệu. Ví dụ như Coca Cola là một thương hiệu nổi tiếng, công ty có thể bán sản phẩm của mình ở một mức giá cao hơn so với các thương hiệu nước ngọt ít được biết đến khác. Một thương hiệu mạnh sẽ được hiểu là đồng nghĩa với chất lượng cao, vì vậy khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn.

• Các thương hiệu lớn nhất thường kết nối cảm xúc với khách hàng của họ nhiều hơn, do đó khách hàng thường trung thành hơn. Ví dụ như Nike là thương hiệu sử dụng cảm xúc để xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

• Thương hiệu mạnh có thể thúc đẩy nhân viên. Những nhân viên trung thành và năng suất là tài sản tuyệt vời của công ty và họ sẽ trở thành những người ủng hộ nhiệt tình để quảng bá thông điệp của thương hiệu đi xung quanh.

3 Chiến lược xây dựng thương hiệu để tăng giá trị cho doanh nghiệp của bạn

Chiến lược thương hiệu củng cố vị trí của công ty trên thị trường. Nếu thành công, nó sẽ giúp bạn tạo ra một thương hiệu thành công và đạt được mục tiêu kinh doanh. Dưới đây là 3 chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp của bạn:

Xác định lời hứa thương hiệu

Lời hứa thương hiệu là một thông điệp dành cho đối tượng mục tiêu của bạn, về những gì họ có thể mong đợi từ việc sử dụng sản phẩm / dịch vụ của bạn.

Tuy nhiên, theo Allen Adamson, chủ tịch khu vực Bắc Mỹ của công ty tư vấn và thiết kế thương hiệu Landor Associates, việc xác định được lời hứa thương hiệu là không đủ; việc xác định mục đích cũng quan trọng không kém. Xác định được mục đích sẽ giúp phân biệt mình khỏi những đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ, IKEA hứa cung cấp cho khách hàng của mình đồ nội thất chất lượng tốt nhất với giá cả phải chăng. Nhưng những gì phân biệt IKEA với những người bán đồ nội thất trực tuyến khác là mục đích của họ là giúp khách hàng “create a better life everyday” (tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn hàng ngày).

Tính nhất quán của thương hiệu

Tạo ra hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh để khách hàng mục tiêu ghi nhớ đến bạn là quan trọng, nhưng việc duy trì nó thậm chí còn quan trọng hơn. Điều này có nghĩa là bạn không bao giờ nên làm gì gây nhầm lẫn cho khách hàng của bạn.

Bạn cần phải đảm bảo tất cả các thông điệp của mình – cho dù đó là bản cập nhật trên trang Facebook Doanh Nghiệp, một bức ảnh được đăng lên tài khoản Instagram hoặc một video trên YouTube, đều phù hợp với nhận diện thương hiệu của bạn.

Target, một trong những cửa hàng bán lẻ lớn nhất đã trở thành người chiến thắng khi thể hiện tính nhất quán thương hiệu của mình. Họ đã dùng một logo trong hơn 50 năm.

Tính nhất quán của thương hiệu này trải dài trên tất cả các nền tảng marketing tập trung vào trải nghiệm mua sắm của Target – “Expect more. Pay less” (Mong đợi nhiều hơn, trả ít hơn) khẩu hiệu mà họ hiện đang sử dụng. Họ đã thành công khi xây dựng một cơ chế màu sắc phù hợp với thương hiệu và những nỗ lực liên tục của họ để quảng bá hình ảnh hệ thống cửa hàng giảm giá cáo cấp, với các sản phẩm chất lượng tốt hơn và dịch vụ khách hàng đặc biệt.

Một công ty khác cũng thành công khi nhất quán thương hiệu đó là Coca Cola. Mọi yếu tố marketing của thương hiệu này hoạt động vô cùng hài hoà với nhau và điều này đã giúp họ trở thành một trong những thương hiệu dễ nhận biết nhất trên thế giới. Cho dù đó là quảng bá công ty trên các phương tiện truyền thông xã hội hoặc thông qua quảng cáo truyền thống, thương hiệu vẫn duy trì sự nhất quán của nó một cách liền mạch.

Xây dựng thương hiệu có thể xem như là thêm vào sản phẩm/dịch vụ của bạn cá tính và thái độ của doanh nghiệp, để người dùng có thể dễ dàng liên kết hơn với bạn. Chỉ cần phạm một sai lầm và tất cả những nỗ lực của bạn cũng đi tong. Do đó, hãy đảm bảo bạn duy trì tính nhất quán trong ngôn từ sử dụng, phối hợp màu sắc, logo, và những nhận diện thương hiệu khác của bạn.

Kết nối cảm xúc

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số quảng cáo có tác dụng nhiều hơn những cái khác? Nó đơn giản chỉ vì họ chạm vào đúng cảm xúc của khách hàng. Theo Unruly, những quảng cáo chia sẻ nhiều nhất năm 2015 đều chứa nhiều nội dung cảm xúc.

“Friends Furever” của Android là quảng cáo được chia sẻ nhiều nhất vào năm 2015. Quảng cáo này chứa các clip về những con vật dễ thương, điều mà chắc chắn sẽ khiến người xem xúc động. Trên thực tế, ba quảng cáo được chia sẻ nhiều nhất đều dùng hình ảnh của chó làm trung tâm.

Nhưng bạn phải hết sức cẩn thận khi sử dụng động vật để thu hút cảm xúc của mọi người, vì chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây mất thiện cảm của người xem một cách nghiêm trọng.

Trong một trường hợp khác, MetLife Hong Kong đã tạo ra một quảng cáo có mối liên hệ giữa cha và con. Cô bé dễ thương mô tả những điều cô ấy yêu thương về bố cô và cách ông ấy làm cho cô hạnh phúc. Cao trào là khi cô bé mô tả cách ông ấy nói dối cô, chỉ để làm cô vui.

Các thương hiệu đã chạm vào một số cảm xúc như hạnh phúc, nỗi buồn, sợ hãi, tức giận và nhiều cảm xúc khác để xây dựng nhận diện thương hiệu. Nếu làm đúng, bạn có thể được hưởng lợi vô cùng, nhưng hãy nhớ đó cũng là một phạm trù phức tạp. Vì vậy, bạn phải hết sức cẩn thận.

Tóm lại, xây dựng một chiến lược thương hiệu không dễ dàng, nhưng nếu bạn có thể làm điều đó một cách đúng đắn, bạn sẽ không bao giờ hối hận. Chắc chắn những người khác có thể bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tương tự như của bạn, nhưng bạn có thể làm cho mình nổi bật bằng cách tạo ra một thương hiệu mạnh.

DNA Branding – www.dna.com.vn

Theo tác giả Pratik Dholakiya

 

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

14 + 15 =

To Top