Connect with us

Tên thương hiệu trở thành “động từ”?

Đặt tên thương hiệu

Tên thương hiệu trở thành “động từ”?

Một số tên thương hiệu đã trở thành động từ: Bạn không chỉ nói là tìm kiếm trên mạng internet, bạn nói là google thông tin. Bạn fedex hàng hóa, hay vì chỉ nói vận chuyển hàng hóa. Bạn xerox ghi chú của mình, thay vì chỉ nói là photo tài liệu.

Những thương hiệu này có sức mạnh đến mức chúng có thể thay thế tên của những sản phẩm cùng loại. Điều này khiến tôi thắc mắc, tại sao một số thương hiệu trong danh mục có thể trở thành “động từ”, và các thương hiệu khác thì không?

Apple là thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới, nhưng chúng ta không sử dụng “Apple” làm động từ. Điều này cũng đúng với Amazon, Facebook và Disney. Đây là những công ty cực kỳ thành công  và được biến đến rộng rãi, nhưng chúng ta không sử dụng tên những  thương hiệu này như động từ.

Có một điều gì đó độc đáo và đặc biệt về các thương hiệu đã trở thành động từ, điều đó nằm ở mục đích thương hiệu của họ. Các thương hiệu dựa trên mụch đích là những thương hiệu có nhiều khả năng trở thành động từ hơn cả.

Google được thiết kế để tìm kiếm thông tin trực tuyến và nó hoạt động tốt hơn bất kỳ dịch vụ nào khác. Khi Google trở nên phổ biến vào đầu những năm 2000, thương hiệu bắt đầu chuyển sang tiếp cận văn hóa pop. Chẳng hạn, Buffy the Vampire Slayer là bộ phim truyền hình Mỹ đầu tiên sử dụng thương hiệu này như một động từ vào năm 2002. Trong tập phim Help, Willow đã hỏi Buffy, “Bạn đã googled cô ấy chưa?”

Đây là một câu hỏi có ý nghĩa, đặc biệt trong những ngày đầu của Google, bởi vì nó là một thương hiệu có mục đích. Dịch vụ của Google đã tập trung vào làm một điều thực sự, thực sự tốt : tìm kiếm mạng internet để có câu trả lời.

Để lấy ví dụ, có hàng tá những cái tên thương hiệu đã trở thành động từ: FedEx, Hoover, TiVo, Velcro, và Aspirin. Tất cả những thương hiệu này đều có điểm chung đó là mục đích. Họ là những thương hiệu dựa trên mục đích, được thiết kế để hoàn thành một công việc nhất định, và kết quả là khách hàng thích điều đó, và nói về họ.

Điều này dẫn đến lý do thứ hai tại sao một số tên thương hiệu trở thành động từ. Các công ty thành công tạo ra thương hiệu thành công, và không bao giờ theo cách ngược lại. Sự thành công của một thương hiệu có thể biến một cái tên từ chỗ là một giải pháp được định nghĩa hẹp trở thành một từ ngữ được sử dụng phổ biến

Một yếu tố cần cân nhắc đó là quy mô. Bạn cần phải có rất nhiều người thường xuyên sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, để nó có thể thâm nhập vào văn hóa pop. Điều này có nghĩa là một thương hiệu phải đạt được một lượng lớn người dùng trước khi nó có cơ hội trở thành động từ.

Cần sự kết hợp của mục đích và sự phổ biến để khiến tên thương hiệu có thể trở thành động từ.

Không phải tất cả các tên thương hiệu đều có trở thành động từ, thế nên với một số thương hiệu đã đạt được điều đó, họ đã giành được thị phần rất lớn trên thị trường, và đồng thời cũng dựng lên được rào cản đáng kể cho những thương hiệu mới muốn nhập ngành. Bạn có thể tưởng tượng được một công cụ tìm kiếm nào khác đang thách thức Google vào thời điểm này không?

DNA Branding – www.dna.com.vn

Theo tác giả Jeremy Miller từ nguồn Sticky Branding

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18 − five =

To Top