Connect with us

Tâm lý ham giàu nhanh “bóp chết” chất lượng hàng Trung Quốc?

Tin quốc tế

Tâm lý ham giàu nhanh “bóp chết” chất lượng hàng Trung Quốc?

Hiện đang tồn tại một điều hết sức vô lý: Trung Quốc là nơi sản xuất ra sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế như iPad nhưng chính người Trung Quốc toàn phải dùng hàng kém chất lượng.

Người tiêu dùng Trung Quốc đã quá quen với nhiều vấn đề họ thường gặp phải khi mua sắm hàng hóa tại nội địa. Hàng hóa họ mua thường có tiêu chuẩn thấp hơn so với bình thường, ví dụ quần áo xơ ra ngay trong lần giặt đầu tiên, bếp phát nổ ngay khi nó được bật lên … thực phẩm và thuốc men nhiễm độc.

Có thể thấy một nghịch lý của ngành công nghiệp hiện đại đang diễn ra: Rất nhiều tập đoàn sản xuất hàng hóa tiêu dùng đa quốc gia đã xây dựng đế chế toàn cầu bằng cách thuê đối tác Trung Quốc sản xuất, đặc biệt phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng.

Thế nhưng vì lý do này hay lý do khác, các công ty Trung Quốc lại không có được thành công đó tại nội địa. Để thế giới không còn nghĩ rằng các công ty Trung Quốc chỉ sản xuất hàng chất lượng thấp, giới điều hành doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phải cố gắng rất nhiều. Một khi lợi thế chi phí của Trung Quốc thu hẹp và chính phủ Trung Quốc muốn giảm mạnh sự phụ thuộc vào xuất khẩu, sự bức thiết trong giải quyết vấn đề đang lớn dần, Trung Quốc có thể vươn lên nấc cao hơn trong hoạt động sản xuất.

Ông Michael Clendenin, giám đốc điều hành thuộc RedTech Advisors, công ty nghiên cứu về công nghệ tiêu dùng và tư vấn, nhận xét: “Quá trình này đang diễn ra chậm nhưng nó có thật. Rất nhiều công ty đang phải cố gắng cắt giảm chi phí dù họ phải chịu không ít tác động.”

 

Giàu nhanh?

Năm 2007, thế giới choáng váng với cái mà bao lâu nay người tiêu dùng Trung Quốc vốn đã quá quen thuộc, khi ấy hàng loạt tập đoàn đa quốc gia của phương Tây, trong đó bao gồm công ty sản xuất đồ chơi Mattel, đã buộc phải thu hồi rất nhiều sản phẩm đồ chơi nhiễm độc được sản xuất tại Trung Quốc. Trong khi các nhà điều tiết thị trường thắt chặt chính sách cũng như nhiều chuyên gia quản lý rủi ro đang cố gắng hành động, không dễ để xóa bỏ sự thật rằng rất nhiều ngành của Trung Quốc đối đầu với vấn đề chất lượng sản phẩm, đặc biệt thực phẩm, nơi những câu chuyện về thực phẩm nhiễm bẩn vẫn tiếp diễn dù chính phủ Nhật đã đưa ra nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề.

Nhiều ngành khác của Trung Quốc, đặc biệt phải kể đến ngành điện tử tiêu dùng, đang khá thành công trong việc nâng tiêu chuẩn sản xuất. Ông Paul Midler, chuyên gia tư vấn kiêm tác giả cuốn sách “Poorly Made in China”, nhận định: “Nhiều công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất hàng chất lượng cao thực sự hiểu rằng ngành sản xuất vận hành như thế nào. Còn nhiều nhà sản xuất không muốn sản xuất hàng hóa có chất lượng hay gây dựng uy tín dài hạn.”

Đáng ngạc nhiên, ngành bất động sản Trung Quốc một thời tăng trưởng bùng nổ tác động không nhỏ đến sự phát triển của nhiều ngành. Nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực sản xuất bởi họ cho rằng tiền họ kiếm được từ ngành sản xuất sẽ giúp họ có thêm tiền để đầu tư vào bất động sản.

Chuyên gia Paul Midler nói: “Hãy so sánh 2 công ty sản xuất. Một công ty muốn sản xuất một sản phẩm để kiếm được lợi nhuận vừa phải, quay vòng vốn vào kinh doanh. Một công ty sản xuất khác muốn kiếm tiền để xây trung tâm thương mại. Vậy công ty nào sẽ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và tính thống nhất cho sản phẩm?”

Thế nhưng lợi ích ngắn hạn sẽ có thể dẫn đến thiệt hại lâu dài. Ông Thomas Isaac, giám đốc thương mại của công ty nghiên cứu thị trường TNS tại Hồng Kông, chia sẻ: “Nếu các thương hiệu Trung Quốc muốn có tuổi thọ lâu dài, họ cần phải thay đổi được cách nhìn của người tiêu dùng với sản phẩm của họ và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin của họ sẽ đến từ đảm bảo sản phẩm của bạn có chất lượng tốt và bền. Nếu có vấn đề đối với sản phẩm, bạn cần phải giải quyết nó thật tốt.”

Vấn đề chất lượng đặc biệt nghiêm trọng tại nhóm công ty mà các nhà quản lý khăng khăng tin rằng sự cân bằng giữa chi phí và chất lượng không thể tránh khỏi. Trường hợp này xảy ra trong ngành sản xuất xe đạp điện vốn có quy mô nhỏ. Ông Ed Benjamin, giám đốc điều hành thuộc tổ chức eCycleElectric Consultants, kể lại: “Một doanh nhân Trung Quốc khoe khoang với tôi rằng ông ấy thật thông minh khi tiết kiệm được nhiều tiền bằng cách cắt giảm chi phí nguyên liệu. Trên thực tế, ông đang hủy hoại chính công việc kinh doanh của ông và uy tín của doanh nghiệp Trung Quốc. Trong ngành sản xuất xe đạp tại Trung Quốc, vẫn còn nhiều doanh nhân có lối tư duy cũ chưa học được bài học mới. Người tiêu dùng gặp rất nhiều vấn đề khi chất lượng sản phẩm không ổn định.”

Ông Kazuto Suzuki, giáo sư chính trị và kinh tế quốc tế tại đại học Hokkaido ở Nhật, chỉ ra chính việc Trung Quốc quá tập trung vào phát triển công nghệ tập trung cho mục đích quân sự chứ không phải dân sự đã tạo ra rào cản khiến doanh nghiệp nước này khó cải thiện được chất lượng hàng hóa. Dù công nghệ không gian và quân sự của Trung Quốc đã đạt được nhiều bước tiến lớn, công nghệ thương mại vẫn tụt hậu lại phái sau. Trong lĩnh vực quân sự, doanh nghiệp Trung Quốc có khách hàng rõ ràng. Trong thế giới thương mại, thị trường vô cùng rộng lớn, công ty không thể chắc chắn thị trường đang cần sản phẩm gì. Công ty Trung Quốc không muốn đầu tư vào những thứ không chắc chắn. Sẽ an toàn hơn rất nhiều nếu bắt chước công nghệ có sẵn hoặc đã được chứng minh mang lại được lợi nhuận.”

Theo TTVN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

four × 1 =

To Top