Connect with us

Sony muốn sống, phải học hỏi Samsung

Tình huống thương hiệu

Sony muốn sống, phải học hỏi Samsung

"Samsung đang phản ứng nhanh hơn Sony. Khi nhận thấy một mảng kinh doanh làm việc hiệu quả, thậm chí là rất ít, họ cũng đẩy nhanh tốc độ hơn...

Một tháng sau khi công bố lợi nhuận quý 3 sụt giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011, Samsung đã nhanh chóng đưa ra quyết định thuyên chuyển phần lớn kỹ sư tại mảng kinh doanh điện thoại di động. Với những vướng mắc chung như thị trường Trung Quốc đình trệ và có cùng đối thủ truyền kiếp là Apple, thì sự phản ứng nhanh nhạy của Samsung là một điều Sony rất đáng học hỏi.

Theo đó, khoảng 500 kỹ sư đang làm việc trong mảng điện thoại di động của Samsung đã được chuyển đổi và phân bổ về các phòng ban thuộc mạng lưới “Internet of things” – một viễn cảnh trong đó mọi vật, mọi người được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua một mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa con người-với-con người hoặc con người-với-máy tính. Đây được cho là xu hướng sẽ thống trị trong năm tới.

Quyết định thuyên chuyển nhân sự kể trên cho thấy khả năng tạo ra những quyết định nhanh chóng của một doanh nghiệp lớn bậc nhất thế giới, ngay cả khi hãng này đang trong tình trạng “rắn mất đầu” vì chủ tịch Lee Kin Hee vẫn nằm viện. Động thái này hoàn toàn trái ngược với thực trạng ì ạch vực dậy mảng điện thoại kể từ khi mua lại cổ phiếu Ericsson AB vào năm 2012.

Trước đó, mảng điện thoại di động của công ty là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Theo đó, lợi nhuận của mảng điện thoại giảm xuống còn 1,75 nghìn tỷ won (tương đương 1,6 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 9 vừa qua so với mức 6,7 nghìn tỷ won vào đầu năm.

Sony cũng không khả quan hơn khi mảng kinh doanh di động sụt giảm nghiêm trọng tới 172 tỷ yen (tương đương 1,5 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Chính vì vậy, CEO của Sony là Kazuo Hirai đã tuyên bố với các nhà đầu tư rằng hãng sẽ tập trung lấy doanh thu từ mảng giải trí. Trước đó, ông cũng thừa nhận công ty này đang chậm chạp trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường.

Atul Goyal, chuyên gia phân tích tại Jefferies Group có trụ sở tại Singapore cho biết: “Không giống với Sony, tại Samsung kế hoạch của chủ tịch luôn được thực hiện một cách nhanh chóng. Lợi thế công ty gia đình trị cho phép họ thực hiện được điều này. Samsung là một công ty sản xuất tốt và còn yếu kém trong đổi mới. Điều này sẽ được thay đổi trong một vài năm tới”.

Ông nhận định thêm: “Samsung đang phản ứng nhanh hơn Sony. Khi nhận thấy một mảng kinh doanh làm việc hiệu quả, thậm chí là rất ít, họ cũng đẩy nhanh tốc độ hơn, đầu tư con người và nguồn lực để thúc đẩy nó phát triển mạnh mẽ hơn nữa”.

Trong khi đó, cả Samsung và Sony đang phải đối mặt với những khó khăn tương tự nhau bao gồm:

Thị trường Trung Quốc đình trệ

Cổ phiếu của Sony tăng 5,3% lên mức 2.453 yen vào 10.43 phút sáng này 18 (giờ Tokyo) trên sàn giao dịch Tokyo. Cổ phiếu của hãng đã tăng 34% trong năm nay.

Công ty này tuyên bố đặt mục tiêu tăng doanh số bán hàng mảng kinh doanh phim ảnh từ 10 tỷ USD lên 11 tỷ USD trong năm kết thúc vào 31/3/2018 với biên lợi nhuận hoạt động đạt 8%. Mảng kinh doanh âm nhạc cũng dự tính doanh số ở mức 5,2 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm trước.

Sony bắt đầu đặt mục tiêu vào triển vọng kinh doanh trong mảng giải trí một tháng sau khi hãng này cắt giảm dự báo doanh số bán hàng điện thoại đi động lần thứ 2 với lý do hiệu suất kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng tại thị trường Trung Quốc.

Cùng lúc đó, Giám đốc tài chính của Sony là Kenichiro Yoshida cũng tuyên bố sẽ ngừng phát triển các mẫu mã sản phẩm cho thị trường này. Vào ngày 25/11 tới, Yoshida sẽ tổ chức buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư để bàn bạc về hoạt động kinh doanh điện tử của hãng.

Cạnh tranh với iPhone và điện thoại giá rẻ Trung Quốc

CEO Hirai từng tuyên bố vào ngày 22/5 rằng: “Tôi thừa nhận phản ứng với sự thay đổi của thị trường của Sony chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Chúng tôi đã không đủ nhanh nhạy và đang bị chậm trong việc ban hành những quyết định thay đổi cần thiết”.

4 tháng trước, ông cũng nới rộng mức độ “mất mát”của Sony tính đến cuối tháng 3 và nói thêm rằng sẽ cắt giảm 1.000 nhân công trong mảng kinh doanh điện thoại thông minh, tương đương 15% lực lượng lao động của toàn công ty.

Trong khi đó, cả Sony và Samsung đang vừa phải cạnh tranh với Apple trong mảng thị trường điện thoại thông minh cao cấp, vừa phải đối mặt với nguy cơ đến từ những nhà sản xuất giá rẻ của Trung Quốc như Xiaomi, Huawei.

Động thái thúc đẩy vào mảng Internet of Things của Samsung được xem là quyết định quan trọng đầu tiên của Lee Jae Yong (con trai độc tôn của chủ tịch Samsung) sau khi được nắm quyền lãnh đạo nhiều hơn tại tập đoàn này, do chủ tịch Lee Kun Hee vẫn nằm viện. Nhiệm vụ của Lee Jae Yong là xoa dịu các nhà đầu tư thông qua triển vọng kinh doanh và kỹ năng lãnh đạo của mình.

Theo Infonet

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 + nineteen =

To Top