Connect with us

Sau chưa bệnh và du học, người Việt đổ tiếp 3,5 tỷ USD ra nước ngoài du lịch

Tin trong nước

Sau chưa bệnh và du học, người Việt đổ tiếp 3,5 tỷ USD ra nước ngoài du lịch

Con số 1,5 tỷ đô dành cho du học và 2 tỷ đô dành cho chữa bệnh tại nước ngoài khiến nhiều người còn bất ngờ, thì mới đây, Hiệp hội Du lịch VN lại tiếp tục công bố lượng người Việt đi du lịch nước ngoài tăng đều đặn 20% và ước tính chi hơn 3,5 tỷ đô la Mỹ.

Theo đó, mỗi năm có khoảng 1,1 triệu du khách trong nước sang Trung Quốc, 1 triệu lượt sang Campuchia, 500.000 lượt sang Thái Lan, 300.000 lượt sang Singapore, 200.000 lượt đến Malaysia, 110.000 sang Hàn Quốc, chưa kể số khách đến các điểm đến xa hơn như châu Âu, Mỹ.

“Trong vòng 5 năm trở lại đây, mảng du lịch này tăng trưởng chừng 20% mỗi năm. Việt Nam đã trở thành thị trường nguồn của ngành du lịch nhiều nước”, ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết.

Cũng theo ông, du khách trong nước khá hào phóng, chi tiêu nhiều khi đi nước ngoài. Theo cơ quan du lịch Thái Lan, trung bình mỗi du khách Việt Nam chi chừng 1.200 đô la Mỹ/chuyến đi. Phía Trung Quốc cũng cho biết mức chi tiêu của du khách Việt vào khoảng 1.000 đô la Mỹ/chuyến.

“Tính bình quân, mỗi năm người Việt chi hơn 3,5 tỉ đô la Mỹ đi du lịch nước ngoài. Đây thực sự là một thị trường rất lớn”, ông Bình nói. 

Trong một diễn biến khác, vào giữa tháng 1/2013, ông Nguyễn Trường Giang, Phó vụ trưởng Vụ Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, mỗi năm người dân chuyển hàng tỷ USD ra nước ngoài cho con em học tập. Cụ thể, mỗi suất học học tập ở nước ngoài phải chi phí tối thiểu 10.000 – 15.000 đô la/năm.

Trong khi đó, theo số liệu thống kế của Bộ GD trong năm học 2011 – 2012 có hơn 106. 000 học sinh, sinh viên đi học tập ở nước ngoài. Nhân con số này với chi phí một suất du học sẽ cho thấy mỗi năm, người Việt Nam phải chuyển ra nước ngoài ít nhất 1 – 1,5 tỷ USD. 

Theo nhận định của các nhà giáo dục, đây là một con số quá lớn, nó tương đương với một nửa lượng lúa gạo xuất khẩu của hơn 10 triệu nông dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện mỗi năm, Việt Nam mất 2 tỉ USD do hơn 40.000 bệnh nhân mang ra nước ngoài để khám chữa bệnh, làm giàu cho đất nước khác.

Cụ thể, mỗi năm số lượng người dân Việt Nam đến Singapore để chữa bệnh khoảng 5.000-10.000 lượt người. Tại Thái Lan, trung bình mỗi tháng, chỉ tính riêng ở BV B…International của Thái Lan cũng đã tiếp nhận từ 80-100 lượt người Việt Nam đến khám và điều trị các bệnh như ung thư, thần kinh, tim mạch, sắc đẹp, chỉnh sửa giới tính…

Ngoài ra, còn các nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc… cũng thu hút được nhiều người Việt Nam đén khám chữa bệnh. 

Mặt khác, theo một nghiên cứu mới nhất do Kantar Worldpanel Vietnam (một công ty con thuộc Tập đoàn WPP – Mỹ) vừa cho thấy, nhu cầu tiêu dùng của người Việt đã thay đổi mạnh mẽ. Trong 10 năm tới, khu vực thành thị vẫn là điểm đến tiềm năng cho các sản phẩm tiêu dùng tiện lợi, hàng cao cấp, sản phẩm làm đẹp…

Ông Matthew Collier, Giám đốc điều hành công ty Y & R Việt Nam nhận định, tiêu dùng xa xỉ theo quan niệm của người Việt Nam là giá và chất lượng. Các thương hiệu cao cấp hàng đầu ở Việt Nam được coi là xa xỉ với mức giá thấp nhất từ 480 USD trở lên.  

Theo khảo sát của công ty này, có tới 64% người tham gia cho rằng xa xỉ phẩm chính là sự trải nghiệm mới. Bốn thương hiệu cao cấp hàng đầu được nhắc đến là Apple, Sony, Toyota và Honda. 

Hãng tin Bloomberg cũng cho biết, Rolls-Royce đặt mục tiêu tăng số lượng đại lý từ 105 lên 120 trong vòng 5 năm tới, nhằm tiếp cận giới triệu phú ở các thị trường như Chilê, Thái Lan và Việt Nam. 

Sau khi chạm đỉnh 3.538 xe vào năm 2011, thì Việt Nam cũng có trên dưới 60 chiếc, và đặc biệt, có tới 4 trong tổng số 33 chiếc phiên bản Rồng trên toàn thế giới. Cũng giống Rolls-Royce, Hermes đã mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam nhằm cung cấp mặt hàng của thương hiệu này.

Theo Đất Việt

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

19 − nineteen =

To Top