Connect with us

Nhượng quyền thương hiệu: Một công cụ trong marketing thương hiệu

DNA Viết

Nhượng quyền thương hiệu: Một công cụ trong marketing thương hiệu

Phương pháp truyền thống để xây dựng thương hiệu nhượng quyền đã bỏ sót một kênh quan trọng để thu hút khách hàng. Nhượng quyền thương hiệu nếu được thực hiện một cách có chiến lược và kết hợp với các hình thức marketing khác, có thể trở thành công cụ marketing mạnh để tạo sự đột phá cho thương hiệu doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm có thể nhượng quyền được và kết hợp nó vào chiến lược marketing chung có thể giúp thoả mãn yêu cầu của khách hàng về sự gần gũi, tinh tế, và giá trị. Ngay cả một chiếc áo thun với logo của doanh nghiệp được in một cách tinh tế lên trên, có thể có sức mạnh thu hút sự chú ý của khách hàng mà đôi khi còn hiệu quả hơn các quảng cáo bằng phương tiện truyền thống như tivi, radio, và báo chí. Chúng ta còn thấy một loạt các lợi ích về marketing duy nhất tìm thấy ở phương pháp nhượng quyền thương hiệu như:

1. Tăng nhận thức thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu sẽ làm tăng nhận thức thương hiệu của khách hàng vì chúng ta sẽ có nhiều sản phẩm hơn được cung ứng ra thị trường theo các hợp đồng này, giúp mọi người sẽ nhìn thấy và tiếp xúc thương hiệu nhiều hơn. Thêm vào đó, vì sản phẩm nhượng quyền, về định nghĩa, sẽ có một số khác biệt so với sản phẩm gốc nên chúng sẽ được trưng bày trên các kệ bán hàng hoặc các cửa hàng khác nhau mà không bị trùng lặp. Như thế, sức lan toả của thương hiệu sẽ cao hơn so với khi chỉ có một loại sản gốc.

 

2. Sự quảng bá của khách hàng

Vì các hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu của thương hiệu gốc trên sản phẩm sản xuất nên các khách hàng của sản phẩm nhượng quyền sẽ đồng thời quảng bá thương hiệu cho người khác một cách tự động khi họ dùng sản phẩm. Không chỉ khách hàng mặc áo thun cao cấp sẽ tăng nhận thức và gắn kết với thương hiệu mình đang dùng, khách hàng đó còn trở thành (một cách vô tình) tác nhân quảng cáo di động cho thương hiệu. Cách quảng cáo này đặc biệt hiệu quả vì sản phẩm nhượng quyền được sử dụng bởi một khách hàng thì ngầm định rằng người đó muốn chuyển tải thông điệp cho người khác (bạn bè, gia đình,…) rằng mình hài lòng với chất lượng cũng như các tính chất khác của sản phẩm.

3. Định nghĩa lại khách hàng mục tiêu

Trong khi các cách marketing truyền thống “một-đến-mọi người” gặp trở ngại trong việc giải quyết vấn đề khách hàng mục tiêu, một chiến lược nhượng quyền thích hợp sẽ truyền đạt thông điệp tới khách hàng mục tiêu với độ chính xác cao hơn. Nếu một thương hiệu sản phẩm nhằm tới nhóm khách hàng nam có thu nhập cao và thích hàng điện tử tiêu dùng, nhà tiếp thị truyền thống có thể quảng cáo trong tạp chí chuyên biệt cho người đam mê lĩnh vực này như Stuff magazine với hi vọng rằng khách hàng mục tiêu sẽ tìm đọc. Tuy nhiên, ta có thể dùng cách khác để hướng đến khách hàng mục tiêu, ví dụ như một nhà tiếp thị khác có thể nhượng quyền thương hiệu để sản xuất một loại điện thoại di động cao cấp với giá 600 usd và chỉ bán tại cửa hàng dành cho nam giới Neiman Marcus. Ta thấy thông điệp thương hiệu sẽ được truyền tải ngay lập tức tới người xem.

Nhượng quyền thương hiệu khuyến khích khách hàng quảng bá thương hiệu

 

4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu

Nhượng quyền thương hiệu có thể giúp tăng cường hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng. Ví dụ, một khách hàng muốn mua lò nướng dùng ngoài trời (lò nướng barbeque) dễ sử dụng và chất lượng cao. Nếu người này đã dùng và hài lòng với bếp barbeque nhượng quyền thương hiệu của Kingsfold thì sẽ có khuynh hướng tin tưởng các sản phẩm khác có thương hiệu gốc của Kingsfold. Tính năng dễ sử dụng và chất lượng cao của lò nướng Kingsfold có thể củng cố niềm tin của khách hàng rằng các sản phẩm mang thương hiệu gốc Kingsfold khác cũng sẽ có các đặc tính trên. Qua thời gian, ấn tượng thương hiệu này trở nên sâu đậm và sẽ trở thành quan điểm về tất cả sản phẩm có thương hiệu Kingsfold dù họ mua hay không mua hàng.

5. Khuyến khích hàng động

Sản phẩm nhượng quyền, khi được lựa chọn có chiến lược, sẽ có thể được dùng như là một động lực khuyến khích khách hàng mua sản phẩm có thương hiệu gốc. Ví dụ một khách hàng thường xuyên sử dụng bánh pizza đông lạnh của California Pizza Kitchen (CPK) sẽ có nhiều khả năng vào nhà hàng của CPK hơn là người không biết gì tới thương hiệu CPK. Thêm vào đó, nhà nhượng quyền chiến lược có khả năng tận dụng tối đa các kỹ thuật marketing liên quan (ví dụ phiếu mua hàng thương hiệu gốc giảm giá), không để lợi ích đến ngẫu nhiên. Cơ hội dùng hàng nhượng quyền để quảng bá hàng thương hiệu gốc là không giới hạn. Chỉ cần bạn chú ý đầy đủ, nó sẽ đem đến lợi ích lớn cho sản phẩm lõi của thương hiện cả về hữu hình và vô hình.

Chủ thương hiệu sẵn lòng trả những món tiền lớn để đạt kết quả này thông qua marketing truyền thống. Lợi ích độc đáo của phương pháp nhượng quyền thương hiệu như một phương pháp marketing là lợi ích sẽ dồn về cho người chủ thương hiệu một cách hiệu quả hơn so với cách marketing truyền thống và không tốn chi phí gì cho quá trình này (thực tế là chủ thương hiệu còn thu được lợi nhuận).

Nguyễn Thanh Hồng Ân – DNA Branding – www.dna.com.vn

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

2 × 2 =

To Top