Connect with us

Mê trận quảng cáo xấu

Quảng bá thương hiệu

Mê trận quảng cáo xấu

Nhiều chiêu bài quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng được các doanh nghiệp (DN) vận dụng triệt để và ngày càng tinh vi. Trong cuộc đua này, nhiều trường hợp, hành vi của DN đã ảnh hưởng nghiêm đến quyền lợi người tiêu dùng.

Từ “choảng nhau”

Gần đây, tòa án đã ra quyết định buộc một công ty chấm dứt hành vi quảng cáo và phải xin lỗi công khai. Vụ việc bắt đầu khi Công ty V không sản xuất hai loại đệm lò xo và đệm mút xốp, nhưng khi quảng cáo trên báo đã so sánh hai chất lượng đệm của công ty A và B.

Hội đồng thẩm phán đã kết luận hành vi quảng cáo của Công ty V là vi phạm pháp luật và buộc phải xin lỗi công khai Công ty A và B.

Vụ việc cho thấy, hành vi so sánh không chỉ giới hạn đối với những trường hợp đưa ra thông tin điểm mặt chỉ tên sản phẩm, mà còn có thể là những trường hợp thông tin không cụ thể nhưng vẫn trực tiếp xâm hại đến DN có cùng thị trường sản phẩm.

Hiện nay, bằng những thủ đoạn tinh vi, trong một số trường hợp, DN đã vận dụng một số khe hở của pháp luật để thực hiện hành vi quảng cáo so sánh nhằm cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của DN có cùng thị trường, đồng thời đánh lừa người tiêu dùng.

Điển hình như “cuộc chiến mì gói” cũng là một kiểu so sánh ngầm, có thể gây sự nhận thức không trung thực của người tiêu dùng về các sản phẩm cùng loại khác.

Hay trên thị trường còn xuất hiện hình thức quảng cáo “choảng” nhau. Quảng cáo mì Omachi là “làm từ khoai tây, không sợ nóng”, thế nhưng một đoạn quảng cáo trà Dr. Thanh, “ăn bánh snack, khoai tây chiên, nóng trong người…”.

Một bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, khoai tây chiên (tinh bột) cung cấp nhiều năng lượng, ăn nhiều sẽ gây nóng, đặc biệt vào những ngày Hè và mì thì chắc chắn phải trải qua công đoạn chiên với dầu.

Cũng vì thế, yếu tố mì khoai tây “không sợ nóng” là không đúng sự thật. Thêm vào đó, trong thành phần mì Omachi chỉ có 1% từ khoai tây nhưng quảng cáo như là mì khoai tây thì không chính xác. Quảng cáo có sự mâu thuẫn như vậy sẽ làm cho người tiêu dùng bối dối không biết tin vào quảng cáo nào!

Một hình thức quảng cáo cũng gây nhiều tranh cãi, hình thức quảng cáo theo kiểu “tự nhiên hơn, sạch hơn…”. Như trường hợp, bột nêm knorr “tự nhiên” hơn bột ngọt. Hay gần đây là chiến lược quảng cáo “sữa sạch” True Milk của Công ty TH khiến Hiệâp hội Sữa Việt Nam đã gửi văn bản khiếu nại lên Bộ Y tế, Bộ Công Thương, vì cho rằng quảng cáo “sữa sạch” của Công ty TH có thể gây hiểu lầm.

Vụ việc vẫn còn tranh cãi, mặc dù Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm đã có công văn trả lời, khẳng định quảng cáo sữa TH True Milk không vi phạm quy định.

Đến cố tình gây nhầm lẫn

Việc kiểm soát tính trung thực của thông tin quảng cáo hình như chỉ làm qua loa, lấy lệ. Người tiêu dùng đón nhận vô số thông tin quảng cáo cảm giác như sản phẩm nào cũng “hoàn hảo”, dịch vụ nào cũng tốt nhất, nhưng thực chất khi sử dụng thì chất lượng không đúng như vậy.

Điển hình như quảng cáo và bán hàng qua truyền hình của Công ty CP Mua bán Hạnh Phúc (Happy Shopping), quảng cáo “đầu to, đuôi nhỏ” của các trung tâm ngoại ngữ…

Nhưng nguy hiểm nhất là các quảng cáo không trung thực về các loại dược phẩm, thuốc tẩy giun, đau đầu, đau mắt, đau họng… Một số sản phẩm thuốc gây phản ứng phụ và bị hạn chế lưu hành ở một số nước trên thế giới.

Trong ngành thực phẩm, nhiều DN đã sử dụng quảng cáo tác động vào nỗi sợ hãi của người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm để gây tác động mạnh vào người sử dụng, đồng thời triệt hạ đối thủ cạnh tranh một cách khéo léo hoặc tạo ra sự nhầm lẫn không có lợi cho DN khác.

Khi phát hiện trong thạch rau câu có chứa chất gây ung thư, quảng cáo đã ăn theo “dòng thời sự” này. DN quảng cáo đã đưa ra thông điệp chỉ có sản phẩm của DN này là không có chứa chất gây ung thư còn các sản phẩm khác đều có. Ví dụ điển hình gần đây là quảng cáo mì không chứa Trans Fat – loại chất béo gây chứng đột quỵ, đau tim và bệnh mạch vành.

Để xác định tính trung thực của sản phẩm quảng cáo, cần có quy trình thẩm định thông tin một cách khoa học và trung thực. Những thông tin kinh tế – kỹ thuật liên quan đến giá, chất lượng, đặc tính sinh hoá của sản phẩm…, phải được phân tích, so sánh đúng đắn, từ đó đưa ra kết luận chính xác về tính trung thực của sản phẩm quảng cáo. Bằng chiến lược của mình, DN kiểm soát và khống chế nhu cầu của người tiêu dùng.

Trong một số trường hợp lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, DN đã cung cấp hàng hóa và dịch vụ kém chất lượng nhưng trên cơ sở đồng thuận giữa DN và người tiêu dùng. Do vậy khi phát hiện người tiêu dùng không thể làm gì được.

Theo DĐDN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

fourteen − twelve =

To Top