Connect with us

Hàng “Made in China” khó thành công bên ngoài biên giới Trung Quốc

Tin quốc tế

Hàng “Made in China” khó thành công bên ngoài biên giới Trung Quốc

Rất ít thương hiệu tiêu dùng của người Trung Quốc đã từng thành công ở nước ngoài, đặc biệt trong phân khúc thị trường cao cấp.

Stella International sản xuất giầy cho hàng loạt khách hàng nổi tiếng trong thế giới thời trang như Prada, LVMH, Vera Wand, Bally và nhiều hãng khác.

Tuy nhiên đó là hoạt động chính của công ty chuyên sản xuất sản phẩm theo hợp đồng này cách đây 5 năm, sau đó nhà sáng lập người Đài Loan đã quyết định đưa ra dòng sản phẩm cao cấp của riêng mình.

Hiện nay, công ty có khoảng 350 cửa hàng mang tên Stella Luna và What For. Gần như tất cả các cửa hàng đều đóng tại Trung Quốc đại lục, nơi các thương hiệu được hưởng lợi nhờ uy tín của người tiêu dùng ưa thích mẫu thiết kế của Stephen Chi, người quản lý thương hiệu của công ty.

Tuy nhiên Stella đang hướng tầm nhìn ra ngoài thị trường tăng trưởng nhanh của Trung Quốc và muốn phát triển thương hiệu riêng ra toàn cầu. Với cách suy nghĩ đầy táo bạo, công ty sẽ mở chuỗi cửa hàng Stella Luna tại Paris và London vào năm 2012.

Ông Chi, người đồng thời hiện đang giữ chức CEO của công ty, nói: “Chúng tôi không tập trung vào khách du lịch Trung Quốc đến các địa điểm này. Chúng tôi muốn bán hàng và quảng bá sản phẩm đến cả thế giới thời trang.”

Ở thời điểm các nhà máy của Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn bởi lương lao động tăng cao, nguồn cung lao động hạn chế, số lượng đơn đặt hàng từ châu Âu giảm, việc công ty Trung Quốc cố gắng biến sản phẩm của họ thành thương hiệu hàng hóa tiêu dùng toàn cầu thực sự là việc hiếm.

Tuy nhiên công ty kiểu Stella đang đối đầu với 2 khó khăn quan trọng. Thứ nhất, thật khó để một công ty chuyên sản xuất hàng hóa theo hợp đồng thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Thứ hai, rất ít thương hiệu tiêu dùng của người Trung Quốc đã từng thành công ở nước ngoài, đặc biệt trong phân khúc thị trường cao cấp.

Một lý do đơn giản, các công ty tiếp tục phụ thuộc vào hoạt động sản xuất truyển thống trong khi tiếp tục mở rộng thương hiệu riêng ra nước ngoài, và khách hàng không hài lòng về việc này.

Ông Kristiaan Helsen, chuyên gia về ngành tiêu dùng tại đại học khoa học và công nghệ ở Hồng Kông, nói: “Bạn cần phải cẩn thận không nên làm hại cho người đang nuôi sống bạn.” Tình trạng tương tự xảy ra trong lĩnh vực công nghệ, nơi các vụ kiện về xâm phạm bản quyền sáng chế thường xuyên xảy ra.

Trở ngại lớn với thương hiệu Trung Quốc nằm chính ở quan niệm của người tiêu dùng thế giới với hàng mang mác “Made in China” khiến người ta nhớ đến tình trạng lạm dụng lao động và sản phẩm giá rẻ.

Nhóm thương hiệu Trung Quốc thành công ở nước ngoài, ví như Haier, chủ yếu thành công ở thị trường mới nổi nơi người ta coi hàng Trung Quốc có chất lượng tốt. Hiếm có thương hiệu hàng Trung Quốc nào thành công ở nhóm thị trường cao cấp.

Giáo sư Lee khuyên rằng các công ty cần phải giấu được tung tích Trung Quốc càng nhanh càng tốt: “Không nên tự định vị và quảng bá cho mình trong vai trò thương hiệu của Trung Quốc khi đi ra nước ngoài.”

Ví dụ, ông nói đến thương hiệu Herborist, thương hiệu các sản phẩm làm đẹp sử dụng dược thảo Trung Quốc mới đây đã mở cửa hàng tại Champs-Élysées và quảng cáo đến người tiêu dùng bằng thông điệp “Sản xuất tại Thượng Hải”, người tiêu dùng nhớ đến thành phố phồn hoa của Trung Quốc và vì vậy nó tiếp cận được tốt hơn với khách hàng cao cấp.

Theo TTVN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

5 + 17 =

To Top