Connect with us

Hãng hàng không nào nối gót kịch bản Indochina Airlines của Hà Dũng?

Tin trong nước

Hãng hàng không nào nối gót kịch bản Indochina Airlines của Hà Dũng?

Việc kinh doanh thua lỗ, nợ nần chồng chất đang biến các hãng hàng không thành “chúa chổm”. Nhiều người lo lắng với tình trạng này, kịch bản Indochina Airlines của đại gia Hà Dũng sẽ tái xuất.

Indochina Airlines, vết nhơ của ngành hàng không Việt

Sau 3 năm tồn tại, hãng hàng không tư nhân của đại gia Hà Dũng đã chính thức bị khai tử. Đây cũng là hãng hàng không có nhiều tai tiếng nhất trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam tính tới thời điểm này.

Indochina Airlines được cấp phép thành lập vào ngày 30/5/2008, với 8 chuyến mỗi ngày trên các đường bay Hà Nội – TP.HCM và TP.HCM – Đà Nẵng.

Ngày 25/11/2008, Indochina Airlines đã thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên. Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, lượng khách sụt giảm, Indochina Airlines đã phải cắt giảm một nửa số máy bay và tần suất bay cũng giảm xuống chỉ còn 2 chuyến/tuần. Đến giữa năm 2009, hãng này chỉ còn khai thác đường bay duy nhất là TP HCM và Hà Nội với một chiếc máy bay.

Ngày 31/10/2009, Indochina Airlines đã ngừng mọi hoạt động xúc tiến thương mại và trả lại cho đối tác chiếc máy bay thuê cuối cùng.

Như vậy, sự tồn tại của Indochina Airlines từ cuối năm 2009 đến nay chỉ là trên danh nghĩa. Trước khi mất giấy phép, Indochina Airlines đã bị thu hồi quyền vận chuyển, quyền khai thác bay. Thậm chí, quy định tối thiểu đối với một hãng hàng không về vốn pháp định (200 tỷ đồng), Indochina Airlines cũng chưa đáp ứng đủ. Không chỉ có thế, Indochina Airlines còn bị Ngân hàng Á Châu (ACB) khởi kiện lên tòa án để đòi khoản nợ có giá trị lên tới 1,3 triệu USD.

Trai Thien Air Cargo: Hãng hàng không đầu tiên nối gót Hà Dũng

Ngay sau Indochina Airlines, Hãng hàng không thứ hai bị “khai tử” là công ty Cổ phần Hàng không Trãi Thiên (Trai Thien Air Cargo) – đây là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam chuyên về vận chuyển hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện.

Trai Thien Air Cargo được thành lập vào tháng 6/2008 với số vốn đăng ký là 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ ngày được cấp giấy phép đến nay, hãng này chưa có động tĩnh gì về việc sẽ cất cánh”.

Theo ông Võ Huy Cường, Trưởng ban Vận tải hàng không (Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam) việc hủy giấy phép kinh doanh của hãng hàng không này là sự tất yếu bởi các văn bản của Cục yêu cầu 2 hãng hàng không này báo cáo về tình hình hoạt động đều không được hồi đáp.

Trước đó, Cục Hàng không đã rất tạo điều kiện để hãng có được những thuận lợi khi tham gia vận chuyển nội địa, nhưng hãng này không có dấu hiệu có thể bay nên buộc phải rút phép. Trai Thien Air cũng vướng vào những vấn đề về nợ nần khi bị nhân viên khiếu kiện.

“Chúa chổm” Air Mekong sẽ thế nào?

Air Mekong là hãng hàng không tư nhân thứ 3 của Việt Nam được cấp phép, sau VietJet Air và Indochina Airlines (ICA).

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 9/10/2010, Air Mekong được xem là hãng tư nhân được đầu tư bài bản bởi quy tụ những người từng làm việc lâu năm trong ngành hàng không, các nhà đầu tư cũng đều có thực lực tài chính. Tuy nhiên, với tình trạng kinh doanh thua lỗ triền miên trong thời gian qua thì liệu hãng này có đi vào vết xe đổ như Indochina Airlines của đại gia Hà Dũng?

Mới đây, Công ty Xăng dầu hàng không (Vinapco) đã chính thức lên tiếng thúc nợ Air Mekong. Nếu không thanh toán khoản nợ cho Vinapco và để phát sinh nợ xấu lớn, đơn vị này sẽ dừng cung cấp xăng theo điều khoản hợp động kinh tế giữa hai bên đã ký mà không bị quy vào lỗi “làm gián đoạn vận tải hàng không”.

Mặc dù không công bố số nợ cụ thể của Air Mekong là bao nhiêu bởi 2 bên còn phải ngồi lại để thống nhất với nhau nhưng phía Vinapco tiết lộ, mỗi ngày doanh nghiệp này bán cho Air Mekong khoảng 1,3 tỉ đồng tiền nhiên liệu để đáp ứng cho đội bay 4 chiếc Bombadier.

Tình trạng thua lỗ triền miên của các hãng hàng không khiến dư luận không khỏi nghi ngại. Liệu các hãng sẽ trụ vững, chịu lỗ được bao lâu khi tình hình kinh tế ngày một khó khăn. Trong tình huống xấu nhất, việc xóa sổ tên hãng ra khỏi ngành hàng không Việt Nam như Indochina Airlines sẽ buộc phải xảy ra???

Theo  Kiến Thức 

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 − ten =

To Top