Connect with us

Điện thoại “made in Vietnam” hết thời ?

Tin trong nước

Điện thoại “made in Vietnam” hết thời ?

Đi đâu? Về đâu? Câu hỏi thật khó trả lời khi trên thị trường điện thoại di động VN từ những cửa hàng nhỏ lẻ đến những trung tâm phân phối đều ngập tràn các thương hiệu đến từ nước ngoài như Apple, Samsung, HTC, Nokia, LG, SonyEricsson...

Thực tế trong mấy năm qua, có một điều dễ nhìn thấy đó là thị phần của các thương hiệu di động nước ngoài phình đến đâu thì thị phần của các thương hiệu Việt lại teo đến đó. Thị trường của mình, sân chơi của mình nhưng những cái tên như Q – Mobile (ABTel), Bluefone (CMC), Avio (VNPT), Hi-mobile (HiPT), Mobistar, Mobel… lại vô cùng mờ nhạt trong tâm trí người tiêu dùng Việt.

Qua cầu rút ván

Thậm chí, có không ít còn nghĩ rằng VN không có thương hiệu điện thoại di động nào của mình. Điều gì gây ra nông nỗi này cho những thương hiệu điện thoại di động “made in Việt Nam” nói trên? Muốn có câu trả lời, cần phải nói đến câu chuyện của nhà sản xuất và nhà phân phối điện thoại di động trong nước hiện nay. Thực tế, nhà sản xuất điện thoại di động ở VN hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay và chưa DN nào tạo được tên tuổi và thương hiệu như một số DN đến từ Mỹ hay Hàn Quốc. Nguồn lực hạn chế nên các hoạt động Marketing, PR, quảng cáo và đặc biệt là mạng lưới phân phối luôn luôn đứng sau hàng loạt cái tên đến từ nước ngoài. Trong khi đó, các nhà phân phối trong nước đủ lực để “chắp cánh” cho những thương hiệu điện thoại “made in Việt Nam” thì hầu hết đang là đối tác phân phối chính cho các hãng đến từ nước ngoài. Thậm chí có những nhà phân phối còn là đối tác cho 3 – 4 thương hiệu khác nhau. Không bắt tay hợp tác được với nhau đã đành, nhưng khi bắt tay hợp tác được nhiều trường hợp lại xảy ra hiện tượng “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” vì bên nhà sản xuất sau khi thấy mở rộng được thị trường, có nhiều khách hàng lại muốn bỏ nhà phân phối để tự làm. Hậu quả là đến nay khi thị trường cạnh tranh khốc liệt, đối thủ ráo riết ngày đêm thì mới tá hỏa đi tìm nhà phân phối. Nhưng điều này không còn đơn giản nữa bởi không phải nhà phân phối nào cũng sẵn sàng hợp tác với một đối tác từng có lịch sử “qua cầu rút ván” như vậy.

Niềm tin và sự chuyên nghiệp

Nhận thấy vấn đề sống còn này của nhiều DN, các doanh nhân trong chương trình Chìa Khóa Thành Công – CEO số 48 với chủ đề “Quản trị kinh doanh – Bài toán hệ thống phân phối” đã cùng thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp.

Theo một doanh nhân thì để giải được bài toán hệ thống phân phối này, DN phải thành lập hẳn một Cty con để chuyên làm về phân phối. Tiếp đó là đầu tư mở rộng hệ thống bán lẻ về các địa phương, vùng miền khác nhau. Đồng thời đánh giá lại khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và đưa ra những chính sách hậu mãi hợp lý. Với ý kiến này, một số doanh nhân khác lại cho rằng, thế mạnh của Cty là sản xuất thì cần phải tập trung vào sản xuất. Cần chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa trong mọi hoạt động của Cty thì mới có thể bắt tay được với các nhà phân phối chuyên nghiệp. Quan trọng hơn nữa, muốn lấy lại niềm tin với các nhà phân phối cần chứng minh cho họ thấy thiện chí, sự chuyên nghiệp và các cam kết cụ thể của mình. Bên cạnh đó, DN cần tìm nhiều nhà phân phối khác nhau để làm đối trọng và không phụ thuộc vào một nhà phân phối.

Theo DĐDN

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 × one =

To Top