Connect with us

Ấn Độ và vấn đề về thương hiệu quốc gia

Tin quốc tế

Ấn Độ và vấn đề về thương hiệu quốc gia

Hiện nay chúng ta có thể thấy tình trạng chảy máu chất xám hiện diện rõ trong nền giáo dục của Ấn Độ, chính vì vậy, lực lượng lao động của Ấn Độ, đang dần bị mất về thế giới phương Tây, nơi có sức hút mạnh mẽ đối với người lao động và biết cách trọng dụng nhân tài.

Dù cho phần lớn lợi ích từ nguồn lực này đều thuộc về những nước tiến bộ ở phương Tây, nhưng nó cũng phản ánh phần nào về năng lực của nền giáo dục Ấn Độ, và nền giáo dục này cũng đã giành được không ít lời khen ngợi từ các nước phát triển cũng như cộng đồng toàn thế giới.

Sự phát triển này cũng trải rộng ra các ngành du lịch, đầu tư nước ngoài, xuất khẩu và các ngành nghề đang được chú ý khác. Việc phá vỡ các rào cản chính trị và thương mại khắp thế giới đã giúp cho sự nghiệp toàn cầu hóa, không chỉ tạo nên 1 tiềm năng to lớn vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mà còn tạo ra 1 môi trường cạnh tranh tích cực giữa các quốc gia. Cũng chính vì vậy, các quốc gia ngày nay đang cố gắng hết sức giành được càng nhiều sự giàu có và tiềm năng cho đất nước càng tốt, thương hiệu quốc gia cũng vì vậy mà trở thành vấn đề có ý nghĩa quyết định để đạt được mục đích này.

Một thương hiệu quốc gia vượt trội được sánh ngang với những vấn đề nổi cộm của quốc gia như du lịch, xuất khẩu, văn hóa, đầu tư nước ngoài, chính trị và thu hút nhân tài và bằng cách đó củng cố mối quan hệ quốc tế trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, không chỉ có người dân và quốc gia đó có thể tự tay chèo lái toàn bộ thương hiệu quốc gia và đảm bảo được tính chân thật và mặt pháp lý của thương hiệu đó trên trường quốc tế.

Vì vậy, bộ phận khách hàng của các thương hiệu truyền thống khám phá ra kẽ hở để các sản phẩm của mình có thể phát triển, đi vào công chúng, và làm cho thương hiệu quốc gia in lại dấu ấn của mình trên trường quốc tế. Và sự tương đồng của thương hiệu quốc gia với các vấn đề khác của quốc gia kết thúc ở đây. Những ấn tượng mạnh mẽ, sự hoàng nhoáng trong các mẫu quảng cáo và những logos là những thủ thuật giúp tạo dựng và duy trì uy tín của thương hiệu, tuy nhiên những cách tiếp cận thông thường của thương hiệu quốc gia cũng chỉ giải quyết được 1 vài vấn để và có khả năng sẽ trở thành gánh nặng cho ngân quỹ quốc gia.

Thương hiệu quốc gia phức tạp và dai dẳng hơn nhiều so với vấn đề tiêu thụ của thương hiệu, nhất là vốn đầu tư và các vấn đề liên quan. Nó phải được quy về 1 mảng đa dạng tương tự như lịch sử của quốc gia, gồm cả văn hóa, xuất khẩu, du lịch, đầu tư và chính trị. Chính sự hòa trộn những yếu tố đó đã tạo nên sự khác biệt đối với từng quốc gia. Điếu đó có nghĩa là, đặc trưng của 1 quốc gia không phải là bất biến, thật vậy, chúng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của công chúng, cả trong và ngoài nước.

Ấn Độ, với trình độ phát triển, và nền giáo dục đa dạng, khác nhau dọc theo chiều dài đất nước, tạo nên nét đặc trưng  cho thương hiệu quốc gia này. Một mặt đó có vẻ như là 1 khối thống nhất cùng chung 1 nhiệm vụ to lớn, nhưng mặt khác, khi nhiệm vụ đã hoàn thành, nét đặc trưng của thương hiệu quốc gia lại được thể hiện rõ rệt.

Tuy nhiên, Ấn Độ, qua nhiều thập kỷ,  có thể hiện được mặt tích cực nhất của mình cho toàn thế giới không , đó là vấn đề đang được tranh luận. Trong khi những chiến dịch như “India Shining”, thật không may đã đem lại kết quả ngược mong đợi, và “Incredible India” ,có chi phí quá lớn, dù cho chúng có khả năng sẽ thuyết phục được công chúng, cả trong và ngoài nước, tin vào sức mạnh và năng lực của Ấn Độ, khả năng thành công của chúng là điều cần phải xem xét.

Truyền thống  bất ổn cao về chính trị và sự trì trệ trong công tác chống chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố của đất nước này đã dần làm mất đi uy tín của “thương hiệu Ấn Độ”, nó làm cho quốc gia rơi vào guồng quay luân hồi , đồng thời đất nước này phải chịu thêm áp lực tạo ra bởi 1 hệ thống y tế không hiệu quả và những quy tắc cổ hũ thâm nhiễm vào nguồn lực lao động và các vùng miền. Mặc dù các siêu cường về quân sự và kinh tế  đã đồng ý rằng sẽ có sự khoan dung đối với tôn giáo và các dự án để cân bằng hình ảnh các quốc gia trên thế giới, nhưng vẫn tồn tại 1 vài vấn đề mà Ấn Độ đã vượt quá tầm khoan nhượng. Tiêu biểu nhất là sự trì trệ trong công tác chống khủng bố.

Đây là thời điểm để Ấn Độ thoát ra khỏi tình trạng này và thể hiện cho cả thế giới thấy 1 tương lại đầy hứa hẹn với trung tâm nghiên cứu toàn cầu Bangalore, cơ sở hạ tầng cho nghệ thuật ởDelhi  hay trung tâm thương mại Mumbai. Mặt khác, hình ảnh toàn cầu của Ấn Độ lại có chiều hướng đi xuống , bởi vụ khủng bố ở Mumbai ngày 26/11 hoặc nỗi kinh hoàng nhấn chìm Gujarat năm 2002, hoặc những cuốc tấn công không dứt vào quốc hội năm 2001. Thêm vào đó chủ nghĩa cực đoan đã có ảnh hưởng tiêu cực lan rộng trực tiếp đến đầu tư và du lịch , những sự việc bất ngờ tai nạn tàu điện ngầm ở Delhi,… tất cả đều có thể sẽ bóp chẹt con đường xuất khẩu của nước này. Thật đáng buồn, đối lập với những gì mọi người mong đợi, chủ nghĩa khủng bố và nạn tham nhũng đã không còn là sai sót nhất thời ở Ấn Độ mà còn trở thành nỗi đe dọa dai dẳng đến danh tiếng của nước này, chưa kể đến vấn đề an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, sức mạnh của Ấn Độ cũng găn liền với sự phức tạp của nó. Đất nước cần phải tạo nên sự khác biệt từ sự đa dạng này và kết cấu chúng lại thành 1 thể thống nhất, bởi trong tình hình hiện nay, cả thế giới đang hướng tới sự đơn giản hóa, cùng chung những nguyên lý cơ bản, tất cả mọi người được nối với nhau bởi 1 sợi chỉ xuyên suốt và điều đó sẽ giúp các quốc gia trở nên hùng mạnh hơn. Thêm vào đó, đối với Ấn Độ, những vấn đề của quốc gia này cần phải được giải quyết theo chiều hướng tích cực, phải vượt qua được rào cản giữa các vùng miền và tôn giáo. Ngoài ra, “thương hiệu quốc gia” nên là sự phản ánh tổng hợp các thành phần cấu thành nên nó và mạnh dạn tuyên bố với toàn thế giới rằng Ấn Độ đã đủ mạnh để có thể tồn tại cùng thời gian và vượt qua sự hỗn loạn.

Tuy nhiên, nền tảng thương hiệu quốc gia không phải là vấn đề có thể giải quyết trong tích tắc. Để có thể tiến từng bước trên nấc thang của NBI ( bảng xếp hạng thương hiệu quốc gia), nơi Ấn Độ đang chiếm vị trí thư 27, đất nước này cần phải duy trì sự nỗ lực của mình để có thể củng cố niềm tin của thế giới về các vấn để xuất khẩu, văn hóa truyền thống, du lịch, chính quyền, nhập cư và quan trọng nhất, con người của vùng đất này.

Theo vnbrand

Có thể bạn quan tâm...
Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

two + 11 =

To Top