Connect with us

6 cách thương hiệu nên phản ứng trong suy thoái kinh tế

Chiến lược thương hiệu

6 cách thương hiệu nên phản ứng trong suy thoái kinh tế

Một số nhà kinh tế học tin rằng thị trường có tính chất chu kỳ, trong khi số khác nghĩ rằng nó vận hành một cách ngẫu nhiên. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất rằng kinh tế học là sự quyết định của cái gì mang đến giá trị,

Trong thời điểm bất ổn kinh tế mọi người sẽ đánh giá lại cái gì quan trọng và không quan trọng đối với họ. Vì vậy, khi thị trường ở trạng thái này, thương hiệu cần phải nhận biết được dấu hiệu và tìm cách duy trì được giá trị của mình để đảm bảo phát triển tốt trong tương lai.

Trong giai đoạn suy thoái các thương hiệu đã sử dụng rất nhiều chiến thuật khác nhau để phản ứng với sự thay đổi của thái độ và hành vi của người tiêu dùng. JWT đã thực hiện một nghiên cứu năm 2009 và rút ra được 6 cách tiếp cận phổ biến nhất mà các thương hiệu đã thực hiện: sự lạc quan, hài hước, tinh thần dân tộc, sự luyến tiếc, trao quyền và tương quan giá trị/giá cả.

1. Sự lạc quan:trong giai đoạn suy thoái, mọi người phải học cách sống cùng với mất mát (mất việc, mất nhà hay tiền để dành) và bất ổn, chính điều này làm cho họ càng nhạy cảm hơn với những gì ảnh hưởng đến mình. Khi có một sự thay đổi lớn hay mất mác thì con người càng cân nhắc thận trọng hơn cái gì quan trọng đối với cuộc sống của họ. Thương hiệu có thể tạo hiệu ứng tích cực thông việc mang lại cảm giác lạc quan hơn cho người tiêu dùng. Việc giúp người tiêu dùng lạc quan hơn trong một thế giới ảm đạm sẽ giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt lớn.

071119 suy thoai kinh te 1

2. Hài hước: Thương hiệu có thể làm giảm nhẹ cảm giác ảm đạm bằng sự hài hước. Sự hài hước được truyền tải qua các quảng cáo hay các hoạt động truyền thông khác nhau chính là sự cứu cánh trong trường hợp mọi người đều muốn thoát khỏi thực tại đầy ảm đạm này. Hãy tự hỏi rằng nếu có một điều gì đó bạn có thể làm cho khách hàng thì điều đó là gì? Còn gì giá trị hơn khi mang lại “niềm vui” trong giai đoạn suy thoái này.

3. Tinh thần dân tộc:Nếu có thể tuyên bố thì hãy nhấn mạnh những ảnh hưởng tích cực của hoạt động doanh nghiệp đến nền kinh tế địa phương. Chiến lược tiếp thị tại thị trường suy thoái cần thể hiện được thông điệp thương hiệu của bạn đang góp phần vào sự cải thiện tình kinh tế .

4. Sự luyến tiếc: Lo lắng và luyến tiếc luôn đồng hành cùng nhau – Tại thời điểm khó khăn, con người sẽ thường có xu hướng tìm lại những hoài niệm đẹp trước đây. Hãy nghĩ cách làm sao có thể nhắc nhở khách hàng là bạn đã đồng hành với họ qua những thăng bậc khác nhau của nền kinh tế. Hãy cho khách hàng bạn thấy một thế giới tốt hơn mà bạn cùng chia sẻ và tạo ra với khách hàng.

5. Trao quyền: giúp khách hàng cảm giác có nhiều quyền lực sẽ giúp thương hiệu mạnh hơn trong thời kỳ suy thoái. Hãy tìm kiếm giải pháp để khách hàng có nhiều chọn lựa hơn như: nhiều lựa chọn kỳ hạn thanh toán, kích cở sản phẩm hay trải nghiệm khác nhau….sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy thương hiệu có giá trị hơn.

6. Giá trị và giá cả: với tâm lý lo lắng, khách hàng sẽ cân đo đong đếm về giá trị một cách thận trọng hơn, chính vì vậy trong giai đoạn suy thoái thì mọi việc đều quy về giá trị và giá cả. Thương hiệu nên đưa ra các chương trình khuyến mãi, tiết kiệm hay chiết khấu…để khuyến khích khách hàng mua sắm trong giai đoạn này. Tuy nhiên, khi sử dụng cần thận trọng để giúp khách hàng cảm nhận được rằng thương hiệu bạn đang “giảm giá” chứ không phải là “giảm giá” thương hiệu.

Theo DNA Branding – www.dna.com.vn 

(Tham khảo bài viết từ Brand Strategy Insider)

Click để bình luận

Nhập bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

18 − 15 =

To Top